Buồn nôn do thay đổi hóc mônBuồn nôn – ốm nghén có thể xảy ra bất kỳ lúc nào kể cả đêm hay ngày. Việc ốm nghén có thể bắt đầu sau 1 tháng mang thai. Tuy nhiên, có một vài người có thể thấy buồn nôn sớm hơn và một vài người không có triệu chứng này. Nguyên nhân gây buồn nôn khi mang thai không rõ ràng nhưng nó cũng có ảnh hưởng từ việc thay đổi hóc môn khi mang thai.
Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Bạn có thể thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường. Việc này đến từ việc thay đổi lượng máu trong cơ thể, kéo theo việc thận phải xử lý thêm chất lỏng dồn vào bàng quang.
Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao – có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Những dấu hiệu mang thai sớm khác
Các dấu hiệu này ít rõ ràng hơn và có thể ít gặp trong 3 tháng đầu mang thai.
Sự thay đổi hóc môn trong thời kỳ đầu có thể khiến bạn dễ xúc động và khóc bất chợt. Tình tình cũng thay đổi thất thường trong thời kỳ này
Thay đổi nội tiết tố do mang thai cũng có thể khiến bạn cảm thấy đầy bụng giống như khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
Một số phụ nữ bị co thắt nhẹ ở tử cung trong thời kỳ đầu mang thai.
Sự thay đổi nội tiết tố khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, có thể dẫn đến táo bón.
Khi mang thai, bạn có thể nhạy cảm hơn với một số mùi và vị giác của bạn có thể thay đổi. Giống như hầu hết các triệu chứng khác của thai kỳ, những sở thích ăn uống này có thể phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố.
Tăng lượng hormone và sản xuất máu có thể khiến màng nhầy trong mũi của bạn sưng lên, khô và dễ chảy máu. Điều này có thể khiến bạn bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Nếu bạn đang bị trễ kinh và nhận thấy một số dấu hiệu có thai trên thì hãy thử bằng que thử thai tại nhà trước. Nếu kết quả là dương tính thì hãy đặt lịch khám với bác sĩ sản khoa. Việc xác định mang thai càng sớm sẽ giúp bạn chăm sóc thai kỳ được tốt hơn.
Nguồn: mayoclinic.org