Bổ sung vitamin để có một thai kỳ khỏe mạnhYêu cầu chồng bạn thay đổi những thói quen lành mạnh giống bạn để có một môi trường khỏe mạnh hơn.
7. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Theo dõi chu kỳ để xác định thời điểm rụng trứng và thụ thai. Làm được điều này thì bạn sẽ xác định được những mốc quan trọng của thai nhi cũng như ngày dự sinh chính xác hơn.
8. Tham khảo kiến thức sinh sản của những người thân xung quanh
9. Các hóa chất có thể gây hại cho thai nhi
Hãy tìm hiểu về những hóa chất tiềm tàng ẩn náu trong nhà và xử lý chúng trước khi chúng làm ảnh hưởng đến thai nhi.
10. Khám nha khoa trước khi mang thai và đánh răng hàng ngày.
11. Tránh những xét nghiệm và hóa chất độc hại đến việc mang thai trong khi chưa xác định được có thai hay chưa.
12. Nếu bạn nuôi mèo, hãy đọc kỹ về nguy cơ mắc bệnh toxoplasmosis
Nếu có thể, hãy tránh nuôi mèo khi bạn đang mang thai.
13. Khám bác sĩ nếu bạn rơi vào trường hợp sau
Bạn có thể mất nhiều tháng để mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng mang thai hơn một năm, hoặc nếu bạn 35 tuổi trở lên thì bạn nên đi khám bác sĩ.
14. Không sử dụng các chất kích thích hoặc nước uống có cồn
Không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi đang cố gắng có thai và khi có thai vì chúng có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ.
15. Thông báo về việc mang thai với người thân
Hãy nói chuyện này với bạn bè, người thân khi bạn sẵn sàng. Họ sẽ hiểu và thông cảm rằng bạn không thể hoạt động nhiều cũng như có thể cần nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn bình thường.
16. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia khi bạn gặp các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng và táo bón.
17. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
18. Tham gia một lớp yoga trước khi sinh
19. Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ để đảm bảo khi có bất kỳ vấn đề nào thì chúng cũng được phát hiện sớm và giảm mức rủi ro ở mức tối thiểu.
20. Tham gia lớp học tiền sản
![Tham gia lớp học tiền sản để có một thai kỳ khỏe mạnh]()
Tham gia lớp học tiền sản để có một thai kỳ khỏe mạnhLàm mẹ lần đầu khiến bạn khá bỡ ngỡ, các lớp học tiền sản sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc mẹ bầu, cách bế trẻ, tư thế cho trẻ sơ sinh bú…..cũng như cách chăm sóc trẻ. Việc này giúp bạn không phải bất ngờ và sẵn sàng cho việc làm mẹ của mình.
21. Bổ sung thêm 300 – 500 calo mỗi ngày
22. Tham quan hoặc chọn một bệnh viện sinh trước để không bị động khi chuyển dạ
23. Tham khảo trước các dấu hiệu chuyển dạ, sinh non và các dấu hiệu cảnh báo khi nào nên gọi bác sĩ.
24. Ghi nhật ký thực phẩm để đảm bảo rằng bạn đang đáp ứng được các yêu cầu hàng ngày của mình.
25. Tránh những bụi bẩn và mùi liên quan đến giấy dán tường và sơn tường. Tránh làm những công việc nặng nhọc và trèo cao.
26. Đi bơi
Nếu có thể thì bạn nên đi bơi khi đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Điều này sẽ giúp giảm nhiều cơn đau nhức và giúp bạn bớt cảm thấy nặng nề.
27. Tham gia một lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ để giúp bạn chuẩn bị cho những thực tế của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
28. Giãn cơ chân trước khi ngủ để giúp ngăn ngừa chuột rút.
29. Chuẩn bị sẵn máy ảnh nếu bạn muốn lưu lại khoảng khắc trẻ trào đời.
30. Thư giãn ít nhất 1 ngày 1 lần.
31. Tập nghiêng khung chậu
Điều này sẽ giúp bạn giảm đau lưng ở cuối thai kỳ. Đòng thời giúp em bé có một tư thế sinh tốt.
32. Chuẩn bị trước hành lý đi sinh kèm theo những giấy tờ cần thiết như bảo hiểm, chứng minh nhân dân…
Hy vọng những mẹo hay trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về sức khỏe thai kỳ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Nguồn: verywellfamily.com