Tiếp tục hành trình khám phá cái “tôi” của bé yêu, những biểu hiện sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thiên thần nhỏ của mình. Hãy hiểu và tôn trọng những mong muốn chính đáng của bé yêu bạn nhé!
Trẻ hỏi và tranh luận
Với một đứa trẻ, có nhiều cách để khẳng định sự hiện diện (sự tồn tại) của nó, như khóc ré lên, nghịch phá, nhõng nhẽo... thì hỏi cũng là cách phổ biến. Trẻ hỏi phần nhiều là để biết nhưng cũng có khi để khẳng định lại điều đã được biết hoặc đã nghĩ đến. Và đã hỏi rồi thì ắt có tranh luận. Chẳng hạn như, sáng sớm đưa con đi học, bạn cho con mặc áo khoác để giữ ấm, trẻ có thể phản ứng “Sao mẹ cứ bắt con phải mặc áo ấm mà mẹ chỉ mặc áo thun?”. Nếu bạn giải thích “vì con còn nhỏ cần giữ ấm để không bị bệnh” thì trẻ cũng có thể vặn vẹo lại “nhưng mà con thấy nhiều bạn trong lớp cũng không mặc áo ấm!”…
>>> Cha mẹ nên làm thế nào?
Trẻ hỏi và tranh luận ở trường hợp này có thể chúng chưa hiểu được việc giữ ấm khi trời lạnh quan trọng thế nào. Trường hợp khác khi trẻ đã biết nhưng vẫn muốn hỏi, chẳng hạn ở trường bài toán đó đã được cô giáo giải, về nhà trẻ đố lại người lớn và vờ như chưa biết, mục đích cũng để tranh luận nếu bạn giải không giống với cách của cô giáo, và chúng có dịp chứng tỏ bản thân mình.

Sự phát triển ở trẻ luôn cần cha mẹ định hướng
>>> Cha mẹ nên làm thế nào?
Vấn đề của bạn lúc này là tôn trọng những câu hỏi và tranh luận của con, không nên ừ hữ cho qua chuyện hay tỏ ra bực mình. Hãy chăm chú lắng nghe và trả lời câu hỏi của trẻ. Đây là tâm lý chung ở trẻ, đặc biệt lứa tuổi 4 – 12 tuổi, chúng muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và chứng tỏ cái “tôi” của mình. Ở đây tranh luận là để hiểu rõ hơn, người lớn không nên hàm ý rằng trẻ “cứng đầu” hay “chống đối”. Khi con tranh cãi chỉ có cách giải toán của cô mới đúng, bạn nên giải thích kết hợp giúp con biết thêm nhiều cách giải khác nhau để đi đến đáp số cuối cùng, cũng giống như việc có nhiều con đường để con tới trường vào mỗi buổi sáng – bạn có thể so sánh để bé hiểu.
Như vậy cho con hỏi, trả lời các câu hỏi của con và cho con quyền tranh luận (kể cả tranh luận - có định hướng - với chúng) là một trong những cách hiệu quả và cần thiết để nâng cao nhận thức, bồi bổ tinh thần của trẻ.
Tự lựa chọn quần áo, đồ đạc yêu thích
Chắc hẳn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi một ngày bé con bỗng từ chối những bộ đồ mẹ lựa cho mặc hàng ngày. Hoặc khi hai mẹ con cùng đi siêu thị, bé sẽ “giành” quyền lựa chọn đồ chơi mình yêu thích, điều mà bạn luôn tự ý quyết định trước đây. Cùng với đó, con tự quyết định việc sẽ khoe những món đồ đó với ai, và chứng tỏ mình như thế nào qua quần áo cũng như nhiều thứ khác nữa. Đó là một phần của sự tự khẳng định mình, trở nên độc lập với bố mẹ. Bước ngoặt này thường ở bé 11 – 12 tuổi.

Trẻ tự lựa quần áo và đồ đạc là một phần của sự tự khẳng định mình
>>> Cha mẹ nên làm thế nào?
Có thể bạn sẽ cảm thấy không mấy hài lòng khi cho rằng bộ quần áo kia sẽ đẹp hơn hay đồ chơi kia sẽ thích hợp hơn cho con. Tuy nhiên, điều tốt nhất mà bạn nên làm lúc này là theo cái tôi của con, dĩ nhiên là trong chừng mực nhất định và có lý do. Bố mẹ hãy đưa ra những quy định chung, điều gì chấp nhận được và điều gì không, dạy con những điều cơ bản về ứng xử phù hợp với hoàn cảnh… và sau đó để con có cơ hội thể hiện “quyền ưu tiên” của mình.
Thích được khen, xấu hổ khi bị chê
Cảm xúc của trẻ ít được che dấu, vui hay buồn chúng đều thể hiện ra bên ngoài khiến ta dễ nhận biết. Khi làm gì đó để người lớn vui, được khen, bé cảm thấy phấn khích và muốn làm tốt hơn nữa. Chẳng hạn như khi con ăn ngoan, bạn khen: “Cục cưng của mẹ hôm nay ăn giỏi quá”, bé sẽ vui vẻ và ăn hết phần ăn của mình. Hoặc đi học được điểm cao, chúng sẽ khoe hết người này tới người khác. Ngược lại, nếu bạn chê con, đặc biệt là trước mặt người khác, chúng sẽ cảm thấy xấu hổ, lầm lỳ, ít nói hoặc có thể có những hành động chọc tức bạn thêm.

Không nên khen chê con mang hàm ý so sánh
>>> Cha mẹ nên làm thế nào?
Thực tế, khen - chê là những công cụ để giáo dục trẻ em tương đối phổ biến. Để việc khen chê hiệu quả, không thể theo cảm tính mà cần có sự nhìn nhận, đánh giá nghiêm túc. Bạn không nên khen chê mang hàm ý so sánh kiểu như “Con ăn nhanh hơn bạn Sun rồi, giỏi quá!”, “Con của mẹ thông minh quá. Con lúc nào cũng là số 1” hay “Tại sao học kỳ này lại xếp sau bạn B hả? Học hành kiểu gì vậy?”…
Nếu khen không đúng cách sẽ khiến trẻ dễ thỏa mãn, sinh tâm lý tự cao, coi thường người khác. Trẻ bị chê thường xuyên sẽ tin rằng mình là đứa kém cỏi, sinh ra nản lòng, mất ý chí phấn đấu. Bé bắt đầu thấy tự ti, ghen ghét người được so sánh. Vậy nên khen hay chê đều phải có nghệ thuật, làm sao để trẻ luôn cảm thấy mình được tôn trọng và quan trọng hơn cả là để dạy bé nên người.
Kham pha va ton trong cai "toi" cua tre (P.2)
Tiep tuc hanh trinh kham pha cai “toi” cua be yeu, nhung bieu hien sau day se giup ban hieu them ve thien than nho cua minh. Hay hieu va ton trong nhung mong muon chinh dang cua be yeu ban nhe!
Tre hoi va tranh luan
Voi mot dua tre, co nhieu cach de khang dinh su hien dien (su ton tai) cua no, nhu khoc re len, nghich pha, nhong nheo... thi hoi cung la cach pho bien. Tre hoi phan nhieu la de biet nhung cung co khi de khang dinh lai dieu da duoc biet hoac da nghi den. Va da hoi roi thi at co tranh luan. Chang han nhu, sang som dua con di hoc, ban cho con mac ao khoac de giu am, tre co the phan ung “Sao me cu bat con phai mac ao am ma me chi mac ao thun?”. Neu ban giai thich “vi con con nho can giu am de khong bi benh” thi tre cung co the van veo lai “nhung ma con thay nhieu ban trong lop cung khong mac ao am!”…
>>> Cha me nen lam the nao?
Tre hoi va tranh luan o truong hop nay co the chung chua hieu duoc viec giu am khi troi lanh quan trong the nao. Truong hop khac khi tre da biet nhung van muon hoi, chang han o truong bai toan do da duoc co giao giai, ve nha tre do lai nguoi lon va vo nhu chua biet, muc dich cung de tranh luan neu ban giai khong giong voi cach cua co giao, va chung co dip chung to ban than minh.

Su phat trien o tre luon can cha me dinh huong
>>> Cha me nen lam the nao?
Van de cua ban luc nay la ton trong nhung cau hoi va tranh luan cua con, khong nen u hu cho qua chuyen hay to ra buc minh. Hay cham chu lang nghe va tra loi cau hoi cua tre. Day la tam ly chung o tre, dac biet lua tuoi 4 – 12 tuoi, chung muon tim hieu, kham pha the gioi xung quanh va chung to cai “toi” cua minh. O day tranh luan la de hieu ro hon, nguoi lon khong nen ham y rang tre “cung dau” hay “chong doi”. Khi con tranh cai chi co cach giai toan cua co moi dung, ban nen giai thich ket hop giup con biet them nhieu cach giai khac nhau de di den dap so cuoi cung, cung giong nhu viec co nhieu con duong de con toi truong vao moi buoi sang – ban co the so sanh de be hieu.
Nhu vay cho con hoi, tra loi cac cau hoi cua con va cho con quyen tranh luan (ke ca tranh luan - co dinh huong - voi chung) la mot trong nhung cach hieu qua va can thiet de nang cao nhan thuc, boi bo tinh than cua tre.
Tu lua chon quan ao, do dac yeu thich
Chac han ban se khong khoi ngac nhien khi mot ngay be con bong tu choi nhung bo do me lua cho mac hang ngay. Hoac khi hai me con cung di sieu thi, be se “gianh” quyen lua chon do choi minh yeu thich, dieu ma ban luon tu y quyet dinh truoc day. Cung voi do, con tu quyet dinh viec se khoe nhung mon do do voi ai, va chung to minh nhu the nao qua quan ao cung nhu nhieu thu khac nua. Do la mot phan cua su tu khang dinh minh, tro nen doc lap voi bo me. Buoc ngoat nay thuong o be 11 – 12 tuoi.

Tre tu lua quan ao va do dac la mot phan cua su tu khang dinh minh
>>> Cha me nen lam the nao?
Co the ban se cam thay khong may hai long khi cho rang bo quan ao kia se dep hon hay do choi kia se thich hop hon cho con. Tuy nhien, dieu tot nhat ma ban nen lam luc nay la theo cai toi cua con, di nhien la trong chung muc nhat dinh va co ly do. Bo me hay dua ra nhung quy dinh chung, dieu gi chap nhan duoc va dieu gi khong, day con nhung dieu co ban ve ung xu phu hop voi hoan canh… va sau do de con co co hoi the hien “quyen uu tien” cua minh.
Thich duoc khen, xau ho khi bi che
Cam xuc cua tre it duoc che dau, vui hay buon chung deu the hien ra ben ngoai khien ta de nhan biet. Khi lam gi do de nguoi lon vui, duoc khen, be cam thay phan khich va muon lam tot hon nua. Chang han nhu khi con an ngoan, ban khen: “Cuc cung cua me hom nay an gioi qua”, be se vui ve va an het phan an cua minh. Hoac di hoc duoc diem cao, chung se khoe het nguoi nay toi nguoi khac. Nguoc lai, neu ban che con, dac biet la truoc mat nguoi khac, chung se cam thay xau ho, lam ly, it noi hoac co the co nhung hanh dong choc tuc ban them.

Khong nen khen che con mang ham y so sanh
>>> Cha me nen lam the nao?
Thuc te, khen - che la nhung cong cu de giao duc tre em tuong doi pho bien. De viec khen che hieu qua, khong the theo cam tinh ma can co su nhin nhan, danh gia nghiem tuc. Ban khong nen khen che mang ham y so sanh kieu nhu “Con an nhanh hon ban Sun roi, gioi qua!”, “Con cua me thong minh qua. Con luc nao cung la so 1” hay “Tai sao hoc ky nay lai xep sau ban B ha? Hoc hanh kieu gi vay?”…
Neu khen khong dung cach se khien tre de thoa man, sinh tam ly tu cao, coi thuong nguoi khac. Tre bi che thuong xuyen se tin rang minh la dua kem coi, sinh ra nan long, mat y chi phan dau. Be bat dau thay tu ti, ghen ghet nguoi duoc so sanh. Vay nen khen hay che deu phai co nghe thuat, lam sao de tre luon cam thay minh duoc ton trong va quan trong hon ca la de day be nen nguoi.
Khám phá và tôn trọng cái "tôi" của trẻ (P.2)
By Meyeucon360
Tiếp tục hành trình khám phá cái “tôi” của bé yêu, những biểu hiện sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thiên thần nhỏ của mình. Hãy hiểu và tôn trọng những mong muốn chính đáng của bé yêu bạn nhé!