Khi chiếc răng sữa của bé lung lay chực chờ rụng xuống cũng là lúc bé bước qua một bước ngoặt quan trọng: “thay răng”. Cha mẹ cần giúp bé “tạm biệt” chiếc răng cũ và giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt.
Bước ngoặt “thay răng” của bé
Những chiếc răng sữa hình thành ở tuần thứ 6, thứ 7 của thai kỳ dưới dạng lá răng. Đến khi bé được 6 tháng tuổi, chiếc răng ủ trong nứu từ rất lâu đã mọc lên. Và từ năm 6 tuổi, vòng đời của chiếc răng sữa kết thúc bằng việc lung lay và phải được nhổ đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn của bé mọc lên. Thông thường, tuổi thọ của chiếc răng sữa không ngoài quy luật: răng nào mọc trước sẽ lung lay trước và đó thường là chiếc răng cửa hàm dưới.
Đứng trước ngưỡng cửa “thay răng” của trẻ, điều quan trọng cha mẹ cần làm là giải thích cho bé hiểu đây là hiện tượng tự nhiên và ai cũng trải qua như vậy. Nếu có có thể, bạn hãy làm cho sự kiện này “trang trọng hóa” một chút bằng việc mua tặng con món quà hay tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ kỷ niệm “nhân ngày bé rụng chiếc răng đầu tiên”. Thay vì sợ hãi việc nhổ răng, bé sẽ cảm thấy đây là một sự kiện quan trọng trong đời đánh dấu cho việc bé đã trở thành người lớn.
Giúp con tự nhổ răng
Nếu có thể, vì lý do an toàn nhất cho bé, bạn hãy đưa bé đến nha sĩ để nhổ khi chiếc răng đã lung lay, chín muồi. Tuy nhiên, nếu bé của bạn chỉ mới 6 tuổi và có vẻ sợ hãi, khóc thét với bác sĩ và những dụng cụ nhổ răng lỉnh kỉnh, bạn có thể giúp bé tự nhổ răng tại nhà.

Giúp bé vượt qua giai đoạn thay răng dễ dàng.
Để tiến hành việc này một cách an toàn và giúp bé không sợ hãi, bạn và bé hãy cùng theo dõi quá trình lung lay của răng bằng một cuốn lịch dễ thương. Mỗi ngày hỏi bé và ghi chú vào đó tình trạng răng cho đến khi chín muồi và quyết định ngày tạm biệt chiếc răng sữa. Bạn có thể dùng dụng cụ nhổ răng chuyên dụng hoặc đơn giản là rửa tay diệt khuẩn và dùng miếng gạc sạch, cho tay vào miệng bé xoay nhẹ chiếc răng và nhổ ra. Sau đó cho bé súc miệng với nước muối loãng để sát trùng và sạch máu ở chân răng. Nếu bé muốn tự làm, hãy hướng dẫn chi tiết cho bé và ở bên cạnh theo dõi bé thực hiện. Làm tương tự với những chiếc răng còn lại.
Giữ vệ sinh răng miệng
Khi răng bé có dấu hiệu lung lay, bạn hãy chú ý cho bé ăn những thức ăn mềm hơn thường ngày, tránh ăn mía, kẹo cứng vì để làm gãy răng, gây tổn thương ổ răng của trẻ. Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ răng. Sau khi đã nhổ răng, bạn càng phải chú ý hơn về thức ăn của trẻ và vấn đề vệ sinh răng miệng. Có thể tiếp tục cho trẻ sát trùng bằng nước muối loãng 1lần/ngày. Vùng nứu chỗ chân răng vừa mới nhổ đang tổn thương nên bạn tránh để bàn chải đánh răng hay hay các hóa chất khác tiếp xúc phải. Nên lưu ý bé không dùng tay sờ vào gốc răng hay dùng lưỡi chạm vào nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng.
Tránh cho bé ăn ngọt vì có thể làm hỏng men răng của bé, tránh các chất có khả năng bào mòn như acid trong chanh. Không cần cho trẻ uống thuốc sau khi nhổ răng nhưng bạn nên chú ý bổ sung dinh dưỡng, nhất là canxi cho trẻ để răng mới được mọc vững chắc hơn.
Giup be vuot qua "buoc ngoat" thay rang
Khi chiec rang sua cua be lung lay chuc cho rung xuong cung la luc be buoc qua mot buoc ngoat quan trong: “thay rang”. Cha me can giup be “tam biet” chiec rang cu va giu gin ve sinh rang mieng cho be that tot.
Buoc ngoat “thay rang” cua be
Nhung chiec rang sua hinh thanh o tuan thu 6, thu 7 cua thai ky duoi dang la rang. Den khi be duoc 6 thang tuoi, chiec rang u trong nuu tu rat lau da moc len. Va tu nam 6 tuoi, vong doi cua chiec rang sua ket thuc bang viec lung lay va phai duoc nho di, nhuong cho cho rang vinh vien cua be moc len. Thong thuong, tuoi tho cua chiec rang sua khong ngoai quy luat: rang nao moc truoc se lung lay truoc va do thuong la chiec rang cua ham duoi.
Dung truoc nguong cua “thay rang” cua tre, dieu quan trong cha me can lam la giai thich cho be hieu day la hien tuong tu nhien va ai cung trai qua nhu vay. Neu co co the, ban hay lam cho su kien nay “trang trong hoa” mot chut bang viec mua tang con mon qua hay to chuc mot bua tiec nho nho ky niem “nhan ngay be rung chiec rang dau tien”. Thay vi so hai viec nho rang, be se cam thay day la mot su kien quan trong trong doi danh dau cho viec be da tro thanh nguoi lon.
Giup con tu nho rang
Neu co the, vi ly do an toan nhat cho be, ban hay dua be den nha si de nho khi chiec rang da lung lay, chin muoi. Tuy nhien, neu be cua ban chi moi 6 tuoi va co ve so hai, khoc thet voi bac si va nhung dung cu nho rang linh kinh, ban co the giup be tu nho rang tai nha.

Giup be vuot qua giai doan thay rang de dang.
De tien hanh viec nay mot cach an toan va giup be khong so hai, ban va be hay cung theo doi qua trinh lung lay cua rang bang mot cuon lich de thuong. Moi ngay hoi be va ghi chu vao do tinh trang rang cho den khi chin muoi va quyet dinh ngay tam biet chiec rang sua. Ban co the dung dung cu nho rang chuyen dung hoac don gian la rua tay diet khuan va dung mieng gac sach, cho tay vao mieng be xoay nhe chiec rang va nho ra. Sau do cho be suc mieng voi nuoc muoi loang de sat trung va sach mau o chan rang. Neu be muon tu lam, hay huong dan chi tiet cho be va o ben canh theo doi be thuc hien. Lam tuong tu voi nhung chiec rang con lai.
Giu ve sinh rang mieng
Khi rang be co dau hieu lung lay, ban hay chu y cho be an nhung thuc an mem hon thuong ngay, tranh an mia, keo cung vi de lam gay rang, gay ton thuong o rang cua tre. Nen ve sinh rang mieng sach se truoc khi nho rang. Sau khi da nho rang, ban cang phai chu y hon ve thuc an cua tre va van de ve sinh rang mieng. Co the tiep tuc cho tre sat trung bang nuoc muoi loang 1lan/ngay. Vung nuu cho chan rang vua moi nho dang ton thuong nen ban tranh de ban chai danh rang hay hay cac hoa chat khac tiep xuc phai. Nen luu y be khong dung tay so vao goc rang hay dung luoi cham vao nhieu se de bi nhiem trung.
Tranh cho be an ngot vi co the lam hong men rang cua be, tranh cac chat co kha nang bao mon nhu acid trong chanh. Khong can cho tre uong thuoc sau khi nho rang nhung ban nen chu y bo sung dinh duong, nhat la canxi cho tre de rang moi duoc moc vung chac hon.
Giúp bé vượt qua "bước ngoặt" thay răng
By Meyeucon360
Khi chiếc răng sữa của bé lung lay chực chờ rụng xuống cũng là lúc bé bước qua một bước ngoặt quan trọng: “thay răng”. Cha mẹ cần giúp bé “tạm biệt” chiếc răng cũ và giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé thật tốt.