Con bạn tỏ ra mệt mỏi, hay cáu gắt, phản kháng gay gắt, không chú tâm vào việc học hay tỏ ra lầm lì, ít nói, xa lánh mọi người, thậm chí biếng ăn, ngủ mớ,… đều có thể là biểu hiện của việc chán đi học.
Khi bé cưng sợ đi học
Chị Thanh Tuyền nhà (Gò Vấp, TP.HCM) than thở gần cả tháng nay con trai chị sáng nào chuẩn bị đi học cũng khóc đòi được ở nhà. Lúc đầu tưởng con nhõng nhẽo, chị ngọt ngào thuyết phục bé nhưng tình trạng cứ kéo dài khiến chị lo lắng. Chị gặng hỏi con thì mới biết trong vài lần làm toán cộng, bé làm sai bị cô giáo phê bình “Bài dễ vậy mà làm còn sai, học dốt thế mai mốt còn làm được gì”. Mặc cảm mình học dốt và xấu hổ với bạn bè nên nhắc tới đi học bé thấy sợ. Buồn và lo lắng cho con, chị Tuyền băn khoăn không biết giải quyết vấn đề này như thế nào!
Chị Hồng Anh (Q.12, TP.HCM), mẹ bé Thanh Thảo cũng đang băn khoăn không biết có nên chuyển trường cho con hay không. Bé nhà chị học giỏi, ngoan hiền, luôn được cô giáo biểu dương trước lớp. Không biết đó có phải lý do mà một nhóm bạn gái trong lớp ghanh ghét. Nhiều hôm con đi học về, áo dính đầy mực, vết trầy xước trên tay, mặt, tối ngủ thì luôn nói mớ “Đừng đánh mình!” Tuy vậy, bé giấu biệt không nói lý do khi ba mẹ hỏi. Xót xa, chị tìm hiểu qua một đứa bạn thân của con thì mới biết sự tình.
Cùng chung nỗi niềm về việc con không muốn đi học, trường hợp của gia đình chị Nguyễn Kim Phượng (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) lại khác. Con gái chị năm nay học lớp 3, bé không hiếu động như những đứa trẻ khác mà lầm lì, ít nói. Cũng vì sợ con ốm yếu không có sức để học, hai vợ chồng luôn ép con ăn uống thật nhiều. Hậu quả là bé bị béo phì, cân nặng gấp rưỡi so với bạn bè đồng lứa. Hôm trước nó thủ thỉ hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con có xấu lắm không? Sao mấy bạn trong lớp cứ gọi con là Heo? Sao không bạn nào chơi với con?”. Vợ chồng chị nhiều lần điều chỉnh khẩu phần ăn cho bé nhưng mỗi lần nhìn con ăn xong mà vẫn thòm thèm chị lại không đành…
Qua những trường hợp trên có thể thấy biểu hiện trẻ chán đi học rất phức tạp, có trẻ sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với cha mẹ nhưng cũng không ít trẻ chọn giải pháp “im lặng”. Cha mẹ cần hiểu đúng từng tình huống để giúp bé vượt qua nỗi chán ngán khi mỗi sáng cắp sách đến trường.

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé chán học để tìm cách khắc phục.
Hiểu để giúp bé vượt qua
Để trẻ không còn sợ đến trường, trước tiên các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, gần gũi và tìm hiểu xem con mình sợ điều gì ở trường để đưa ra giải pháp thích hợp nhất:
1. Sức ép quá lớn từ phía nhà trường và gia đình. Lịch học dày đặc ở trường, nhà thầy cô, tối về lại lao vào làm bài tập. Thêm vào đó, cha mẹ kỳ vọng quá cao vào trẻ khiến trẻ vì học quá vất vả mà dần trở nên không thích đi học.
Nên tạo cho trẻ môi trường học tập thoải mái để con có hứng thú học tập một cách tự nhiên. Tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học mà chơi để cảm thấy việc học tập cũng rất lý thú và cần thiết chứ không phải là một nhiệm vụ quá nặng nề.
2. Khả năng tiếp thu chậm. Một số trẻ tiếp thu bài vở chậm, bị la mắng, khiển trách khiến trẻ tự ti, chán nản và lẩn tránh việc học.
Hãy trao đổi với thầy cô để đưa ra phương pháp học phù hợp với trẻ. Thầy cô cũng như gia đình nên khuyến khích động viên thay cho khiển trách, la mắng khi trẻ làm chưa đúng. Phụ huynh có thể sắp xếp thời gian để học cùng con, thậm chí trong lúc cùng đi siêu thị, cùng ăn cơm hay trước khi đi ngủ,… bạn đưa ra một bài toán vui rồi cùng con giải. Bé làm đúng bạn nên khen để khích lệ, nếu sai bạn không nên chê con dốt, hay nói “con sai rồi” mà hãy khéo léo “chưa đúng con à, mình làm lại nhé”. Như vậy bé sẽ thấy bản thân được tôn trọng và tự tin hơn.

Thường xuyên trò chuyện, gần gũi với con để hiểu bé nhiều hơn
3. Khó thích ứng với những yêu cầu của trường học. Giữa nhà và trường học là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Đi học, trẻ phải tuân thủ nội quy của trường lớp về giờ ăn, ngủ, đi học đúng giờ, ngồi trật tự trong giờ học,… Những yêu cầu đó không phải trẻ nào cũng dễ thích ứng.
Để rèn luyện cho trẻ dần thích nghi, ở nhà các bậc phụ huynh cần điều chỉnh giờ ăn, ngủ, học bài có nguyên tắc như ở trường. Đặc biệt, phụ huynh cũng thường xuyên nhắc tới bạn bè, thầy cô, tới những điều thú vị khi tới trường, hướng trẻ yêu thích, gắn bó với trường lớp, bạn bè, thầy cô hơn.
4. Phát triển quá nhanh về mặt thể chất. Thân hình quá cỡ của trẻ tạo ra sự khác biệt so với bạn bè trang lứa. Do vậy, khi đến trường trẻ khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với các bạn.
Không phải trẻ mập mạp là khỏe mạnh, thực tế đã cho thấy béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, đột quỵ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến mặc cảm, thiếu tự tin…Vì vậy, cha mẹ hãy chọn cho con mình chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để trẻ phát triển một cách khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bieu hien be chan truong lop va cach khac phuc
Con ban to ra met moi, hay cau gat, phan khang gay gat, khong chu tam vao viec hoc hay to ra lam li, it noi, xa lanh moi nguoi, tham chi bieng an, ngu mo,… deu co the la bieu hien cua viec chan di hoc.
Khi be cung so di hoc
Chi Thanh Tuyen nha (Go Vap, TP.HCM) than tho gan ca thang nay con trai chi sang nao chuan bi di hoc cung khoc doi duoc o nha. Luc dau tuong con nhong nheo, chi ngot ngao thuyet phuc be nhung tinh trang cu keo dai khien chi lo lang. Chi gang hoi con thi moi biet trong vai lan lam toan cong, be lam sai bi co giao phe binh “Bai de vay ma lam con sai, hoc dot the mai mot con lam duoc gi”. Mac cam minh hoc dot va xau ho voi ban be nen nhac toi di hoc be thay so. Buon va lo lang cho con, chi Tuyen ban khoan khong biet giai quyet van de nay nhu the nao!
Chi Hong Anh (Q.12, TP.HCM), me be Thanh Thao cung dang ban khoan khong biet co nen chuyen truong cho con hay khong. Be nha chi hoc gioi, ngoan hien, luon duoc co giao bieu duong truoc lop. Khong biet do co phai ly do ma mot nhom ban gai trong lop ghanh ghet. Nhieu hom con di hoc ve, ao dinh day muc, vet tray xuoc tren tay, mat, toi ngu thi luon noi mo “Dung danh minh!” Tuy vay, be giau biet khong noi ly do khi ba me hoi. Xot xa, chi tim hieu qua mot dua ban than cua con thi moi biet su tinh.
Cung chung noi niem ve viec con khong muon di hoc, truong hop cua gia dinh chi Nguyen Kim Phuong (Q.Binh Thanh, TP.HCM) lai khac. Con gai chi nam nay hoc lop 3, be khong hieu dong nhu nhung dua tre khac ma lam li, it noi. Cung vi so con om yeu khong co suc de hoc, hai vo chong luon ep con an uong that nhieu. Hau qua la be bi beo phi, can nang gap ruoi so voi ban be dong lua. Hom truoc no thu thi hoi me: “Me oi, con co xau lam khong? Sao may ban trong lop cu goi con la Heo? Sao khong ban nao choi voi con?”. Vo chong chi nhieu lan dieu chinh khau phan an cho be nhung moi lan nhin con an xong ma van thom them chi lai khong danh…
Qua nhung truong hop tren co the thay bieu hien tre chan di hoc rat phuc tap, co tre san sang hop tac, chia se voi cha me nhung cung khong it tre chon giai phap “im lang”. Cha me can hieu dung tung tinh huong de giup be vuot qua noi chan ngan khi moi sang cap sach den truong.

Tim hieu nguyen nhan vi sao be chan hoc de tim cach khac phuc.
Hieu de giup be vuot qua
De tre khong con so den truong, truoc tien cac bac phu huynh can binh tinh, gan gui va tim hieu xem con minh so dieu gi o truong de dua ra giai phap thich hop nhat:
1. Suc ep qua lon tu phia nha truong va gia dinh. Lich hoc day dac o truong, nha thay co, toi ve lai lao vao lam bai tap. Them vao do, cha me ky vong qua cao vao tre khien tre vi hoc qua vat va ma dan tro nen khong thich di hoc.
Nen tao cho tre moi truong hoc tap thoai mai de con co hung thu hoc tap mot cach tu nhien. Tao dieu kien cho tre choi ma hoc, hoc ma choi de cam thay viec hoc tap cung rat ly thu va can thiet chu khong phai la mot nhiem vu qua nang ne.
2. Kha nang tiep thu cham. Mot so tre tiep thu bai vo cham, bi la mang, khien trach khien tre tu ti, chan nan va lan tranh viec hoc.
Hay trao doi voi thay co de dua ra phuong phap hoc phu hop voi tre. Thay co cung nhu gia dinh nen khuyen khich dong vien thay cho khien trach, la mang khi tre lam chua dung. Phu huynh co the sap xep thoi gian de hoc cung con, tham chi trong luc cung di sieu thi, cung an com hay truoc khi di ngu,… ban dua ra mot bai toan vui roi cung con giai. Be lam dung ban nen khen de khich le, neu sai ban khong nen che con dot, hay noi “con sai roi” ma hay kheo leo “chua dung con a, minh lam lai nhe”. Nhu vay be se thay ban than duoc ton trong va tu tin hon.

Thuong xuyen tro chuyen, gan gui voi con de hieu be nhieu hon
3. Kho thich ung voi nhung yeu cau cua truong hoc. Giua nha va truong hoc la hai moi truong hoan toan khac nhau. Di hoc, tre phai tuan thu noi quy cua truong lop ve gio an, ngu, di hoc dung gio, ngoi trat tu trong gio hoc,… Nhung yeu cau do khong phai tre nao cung de thich ung.
De ren luyen cho tre dan thich nghi, o nha cac bac phu huynh can dieu chinh gio an, ngu, hoc bai co nguyen tac nhu o truong. Dac biet, phu huynh cung thuong xuyen nhac toi ban be, thay co, toi nhung dieu thu vi khi toi truong, huong tre yeu thich, gan bo voi truong lop, ban be, thay co hon.
4. Phat trien qua nhanh ve mat the chat. Than hinh qua co cua tre tao ra su khac biet so voi ban be trang lua. Do vay, khi den truong tre kho khan trong viec thiet lap moi quan he voi cac ban.
Khong phai tre map map la khoe manh, thuc te da cho thay beo phi khong chi lam tang nguy co mac cac benh nhu tim mach, tieu duong, dot quy ma con anh huong den tam ly dan den mac cam, thieu tu tin…Vi vay, cha me hay chon cho con minh che do an uong, luyen tap hop ly de tre phat trien mot cach khoe manh ca ve the chat lan tinh than.
Biểu hiện bé chán trường lớp và cách khắc phục
By Meyeucon360
Con bạn tỏ ra mệt mỏi, hay cáu gắt, phản kháng gay gắt, không chú tâm vào việc học hay tỏ ra lầm lì, ít nói, xa lánh mọi người, thậm chí biếng ăn, ngủ mớ,… đều có thể là biểu hiện của việc chán đi học.