Bé chậm phát triển. Bài 1: Nhận diện tình huống

Bé chậm phát triển là nỗi lo mà không một bậc cha mẹ nào muốn. Đây là trạng thái bệnh lý có tính bẩm sinh hoặc mắc phải ngay trong những năm đầu đời, trí tuệ của trẻ phát triển chậm hơn so với những trẻ bình thường khác.


Bước đầu tiên trong việc phát hiện bé chậm phát triển là so sánh khả năng của bé với những độ tuổi trung bình của các bé bình thường khác. Các cột mốc về tương tác xã hội và kỹ năng ngôn ngữ sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo về bệnh tự kỷ và các vấn đề rối loạn phát triển khác của trẻ.

  • 04 tháng: Dõi theo và phản xạ với các màu sáng, các chuyển động và các vật thể. Quay đầu theo hướng âm thanh. Có dấu hiệu quan tâm khi nhìn các khuôn mặt. Biết cười đáp trả.
  • 07 đến 08 tháng: Biết ngồi mà không cần hỗ trợ. Biết bắt chước các âm thanh. Biết bò trườn. Biết vỗ tay, chỉ tay, vẫy tay. Biết đập hai món đồ vào nhau. Hiểu nghĩa “không được” từ giọng nói của bạn.
  • 12 tháng: Biết sử dụng một số điệu bộ cử chỉ để đạt được mong muốn và thích dùng tay để giao tiếp, chia sẻ và chỉ trỏ. Biết quay về hướng người nói hoặc khi bé được gọi tên. Biết chơi ú òa và các trò chơi xã hội khác. Biết phát âm các từ một âm tiết như “ma”, “ba”, “ga”, “da”.
  • 15 tháng: Biết trao nụ cười, phát âm và động tác cử chỉ với bạn. Dùng tay chỉ trỏ và các cử động khác để bày tỏ sự chú ý đến một thứ gì đó, dùng tiếng nói để đạt được điều mong muốn hoặc thu hút sự chú ý. Có thể nói và hiểu ba hoặc bốn từ như là “mẹ”, “ba”, “bà” hoặc “bái bai”.
  • 18 tháng: Dùng rất nhiều điệu bộ cử chỉ cũng như các từ ngữ để đạt được mong muốn, như chỉ tay hoặc nắm lấy tay bạn và hướng bạn về thứ gì đó. Sử dụng ít nhất bốn phụ âm khác nhau trong tiếng bập bẹ hoặc các từ, thể hiện là bé biết tên của những người thân quen hoặc các bộ phận cơ thể bằng cách trỏ tay hoặc nhìn họ khi được gọi tên, và chơi các trò chơi đóng giả đơn giản (chẳng hạn như cho con búp bê bú).
  • 24 tháng: Tham gia vào các trò chơi đóng giả phức tạp (chẳng hạn như cho búp bê bú rồi cho búp bê ngủ). Sử dụng và hiểu ít nhất 50 từ và có thể xâu chuỗi các từ lại với nhau. Thích được có các bé cùng tuổi ở cạnh và thích thú khi chơi với bé khác và/hoặc chia sẻ đồ chơi với nhau. Biết tìm một vật quen thuộc ngoài tầm mắt khi được hỏi về món đồ đó ở đâu.
  • 36 tháng: Thích chơi đóng giả với nhiều nhân vật khác nhau theo một cốt truyện, thích chơi với những đứa trẻ khác, sử dụng suy nghĩa/hành động với nhau cùng với lời nói để giao tiếp và chơi đùa. Sẽ trả lời các câu hỏi đơn giản “ai”, “làm gì”, “ở đâu” một cách dễ dàng và nói về những chuyện trong quá khứ và tương lai.

Bạn đừng quên một điều quan trọng rằng biểu đồ cột mốc này không thể thay thế cho xét nghiệm sàng lọc do các chuyên gia thực hiện. Thay vào đó, nó chỉ giúp cha mẹ bé biết rằng liệu con mình có thuộc diện chậm phát triển không, và đồng thời dùng nó để giải thích những mối lo lắng đó với bác sĩ.








Be cham phat trien. Bai 1: Nhan dien tinh huong


Be cham phat trien la noi lo ma khong mot bac cha me nao muon. Day la trang thai benh ly co tinh bam sinh hoac mac phai ngay trong nhung nam dau doi, tri tue cua tre phat trien cham hon so voi nhung tre binh thuong khac.


Buoc dau tien trong viec phat hien be cham phat trien la so sanh kha nang cua be voi nhung do tuoi trung binh cua cac be binh thuong khac. Cac cot moc ve tuong tac xa hoi va ky nang ngon ngu sau day se giup ban phat hien som cac dau hieu canh bao ve benh tu ky va cac van de roi loan phat trien khac cua tre.

  • 04 thang: Doi theo va phan xa voi cac mau sang, cac chuyen dong va cac vat the. Quay dau theo huong am thanh. Co dau hieu quan tam khi nhin cac khuon mat. Biet cuoi dap tra.
  • 07 den 08 thang: Biet ngoi ma khong can ho tro. Biet bat chuoc cac am thanh. Biet bo truon. Biet vo tay, chi tay, vay tay. Biet dap hai mon do vao nhau. Hieu nghia “khong duoc” tu giong noi cua ban.
  • 12 thang: Biet su dung mot so dieu bo cu chi de dat duoc mong muon va thich dung tay de giao tiep, chia se va chi tro. Biet quay ve huong nguoi noi hoac khi be duoc goi ten. Biet choi u oa va cac tro choi xa hoi khac. Biet phat am cac tu mot am tiet nhu “ma”, “ba”, “ga”, “da”.
  • 15 thang: Biet trao nu cuoi, phat am va dong tac cu chi voi ban. Dung tay chi tro va cac cu dong khac de bay to su chu y den mot thu gi do, dung tieng noi de dat duoc dieu mong muon hoac thu hut su chu y. Co the noi va hieu ba hoac bon tu nhu la “me”, “ba”, “ba” hoac “bai bai”.
  • 18 thang: Dung rat nhieu dieu bo cu chi cung nhu cac tu ngu de dat duoc mong muon, nhu chi tay hoac nam lay tay ban va huong ban ve thu gi do. Su dung it nhat bon phu am khac nhau trong tieng bap be hoac cac tu, the hien la be biet ten cua nhung nguoi than quen hoac cac bo phan co the bang cach tro tay hoac nhin ho khi duoc goi ten, va choi cac tro choi dong gia don gian (chang han nhu cho con bup be bu).
  • 24 thang: Tham gia vao cac tro choi dong gia phuc tap (chang han nhu cho bup be bu roi cho bup be ngu). Su dung va hieu it nhat 50 tu va co the xau chuoi cac tu lai voi nhau. Thich duoc co cac be cung tuoi o canh va thich thu khi choi voi be khac va/hoac chia se do choi voi nhau. Biet tim mot vat quen thuoc ngoai tam mat khi duoc hoi ve mon do do o dau.
  • 36 thang: Thich choi dong gia voi nhieu nhan vat khac nhau theo mot cot truyen, thich choi voi nhung dua tre khac, su dung suy nghia/hanh dong voi nhau cung voi loi noi de giao tiep va choi dua. Se tra loi cac cau hoi don gian “ai”, “lam gi”, “o dau” mot cach de dang va noi ve nhung chuyen trong qua khu va tuong lai.

Ban dung quen mot dieu quan trong rang bieu do cot moc nay khong the thay the cho xet nghiem sang loc do cac chuyen gia thuc hien. Thay vao do, no chi giup cha me be biet rang lieu con minh co thuoc dien cham phat trien khong, va dong thoi dung no de giai thich nhung moi lo lang do voi bac si.

Bé chậm phát triển. Bài 1: Nhận diện tình huống

Bé chậm phát triển là nỗi lo mà không một bậc cha mẹ nào muốn. Đây là trạng thái bệnh lý có tính bẩm sinh hoặc mắc phải ngay trong những năm đầu đời, trí tuệ của trẻ phát triển chậm hơn so với những trẻ bình thường khác.
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá